Khoa Lý luận chính trị http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&id=93&Itemid=492 Sun, 28 Apr 2024 09:09:11 +0000 Joomla! - Open Source Content Management vi-vn TÂY THIÊN - ĐẾN VỚI PHẬT, VỀ VỚI MẪU http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2402:tay-thien-d-n-v-i-ph-t-v-v-i-m-u&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2402:tay-thien-d-n-v-i-ph-t-v-v-i-m-u&catid=93&Itemid=492

Tỉnh Vĩnh Phúc là một địa danh có nhiều danh lam thắng cảnh và Lễ hội nổi tiếng thu hút nhiều khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu. Các Lễ hội ở đây có ý nghĩa sâu sắc về đời sống tinh thần đối với người dân địa phương nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Trong đó, Tây Thiên được coi là điểm đến tiêu biểu với cụm di tích và khu du lịch tâm linh của tỉnh.

Khu Danh thắng Tây thiên nằm trong lòng chảo dãy núi Tam Đảo, tại thị trấn Đại Đình huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nơi có độ cao từ 54 m đến 1.100 m so với mực nước biển,  bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ như đền Thõng, đền Mẫu, đền Cậu, đền Cô, đền Thượng... dọc theo con suối Tây Thiên giữa vùng rừng nguyên sinh.

 Cổng Tam Quan

Đi qua cổng Tam Quan là tới đền Thõng - nơi tổ chức Lễ hội và sự kiện.

Đền Thõng với cây Đa cổ thụ mang biểu tượng đặc trưng của Tây Thiên

Lễ hội Tây thiên được tổ chức hằng năm vào ngày 15/2 âm lịch tại Sân Hữu Huyền Cung (đền Thõng). Nơi đây thu hút khoảng 380.000 lượt khách tham quan mỗi năm. Du khách có thể di chuyển theo 2 cung đường để lên đến Đền thượng. Một cung đường đi bộ theo dọc bên suối hoặc có thể đi cáp treo.

 

Quý khách thập phương tham quan bắt đầu từ đây để lên đền Cậu, đền Cô, đền Thượng.

Đền Cậu

Đền Cô

Đền thượng

Đây là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.

Toàn bộ các đền chùa trong quần thể khu di tích Tây Thiên đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1991. Có thể nói Tây Thiên là một phần quan trọng của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân Vĩnh Phúc.

Với lòng thành kính, tưởng nhớ công đức của các thánh mẫu và hướng người dân theo lối sống chân – thiện của Đức Phật, tỉnh Vĩnh Phúc đã tôn dựng khu danh thắng Tây Thiên cùng nhiều hoạt động có ý nghĩa. Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nêu cao tinh thần đấu tranh anh dũng bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, khơi dậy lòng tự hào đất nước, quyết tâm xây dựng Chủ nghĩa xã hội lên một tầm cao mới.

 

Nguyễn Thị Tâm - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Mon, 25 Mar 2024 17:34:27 +0000
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP KHỐI 10, 11 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2349:sinh-ho-t-chuyen-mon-v-nang-cao-ch-t-lu-ng-gi-ng-d-y-mon-h-c-ho-t-d-ng-tr-i-nghi-m-hu-ng-nghi-p-kh-i-10-11&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2349:sinh-ho-t-chuyen-mon-v-nang-cao-ch-t-lu-ng-gi-ng-d-y-mon-h-c-ho-t-d-ng-tr-i-nghi-m-hu-ng-nghi-p-kh-i-10-11&catid=93&Itemid=492


         Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là môn học có ý nghĩa và thiết thực được các Nhà giáo dục học trên thế giới đánh giá và khẳng định. Đây là hoạt động quan trọng, nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục: Phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Trong các buổi học các em học sinh được bày tỏ quan điểm, tình cảm, được đề xuất ý tưởng, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo,… Qua đó các em được thể hiện bản thân, hiểu thêm về bạn bè, xây dựng sự tự tin cũng như nâng cao khả năng tranh luận, phản biện và thuyết trình.

Các buổi sinh hoạt chuyên môn của khoa

Nhằm mục đích nângcaochất lượng giảng dạy môn học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khối 10, 11 năm học2023 - 2024, ngay từ khi được nhà trường giao giảng dạy môn học, khoa Lý luận chính trị đã tiến hành các buổi sinh hoạt chuyên môn để khai thác từng chủ đề, đảm bảo nội dung kiến thức cũng như vận dụng linh hoạt để phù hợp với đối tượng là học sinh học chương trình GDTX cấp THPT.

Trong khoa đã phân công giáo viên thành hai nhóm, một nhóm phụ trách nội dung khối 10, một nhóm phụ trách nội dung khối 11. Qua các buổi SHCM, các nhóm đã đưa ra mục tiêu giảng dạy cũng như đề xuất các phương pháp giúp bài giảng sinh động, ý nghĩa và tạo hứng thú, ấn tượng sâu sắc nhất với học sinh. Đặc biệt nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tính làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, khả năng tranh luận… của học sinh. Thông qua đó học sinh có thể vận dụng từ lý thuyết vào thực tế cuộc sống một cách linh hoạt.

Chủ đề mỗi nhóm đưa ra đều được toàn thể giáo viên trong khoa tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, đề xuất các phương pháp để hoàn thiện bài giảng. Đồng chí Lường Thị Pó yêu cầu bài giảng phải tập trung liên hệ về nhà trường, nơi các em đang trực tiếp học tập; phải đưa ra các vấn đề nóng và nổi cộm giữa giáo viên – học sinh, giữa học sinh với nhau đang tồn tại thực tế trong xã hội; ngoài việc đưa ra những tấm gương tiêu biểu cũng cần phải có những tồn tại để từ đó giáo dục các em cách ứng xử đúng đắn trong mỗi quan hệ giữa học sinh với giáo viên, giữa bản thân với bạn bè trong lớp, trong trường. Bên cạnh đó, giáo viên cần đưa ra những hoạt động để học sinh thực hiện trong giờ học, thể hiện đúng tinh thần của môn học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Cuối buổi sinh hoạt chuyên môn, đ/c Lường Thị Pó – Trưởng khoa Lý luận chính trị yêu cầu các giáo viên giảng dạy môn học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khối 10, 11 cần rút kinh nghiệm, điều chỉnh và giảng dạy đúng các nội dung đã được trao đổi và thống nhất trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

Hình ảnh các em học sinh thuyết trình, tìm hiểu các câu ca dao tục ngữ nói về thầy cô và vẽ tranh truyền tải thông điệp “Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè” trong tiết học thuộc Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường khối 11.

   

Các nhóm sôi nổi trong giờ thảo luận

Đại diện các nhóm lên thuyết trình

Hình ảnh các em học sinh thuyết trình, tìm hiểu các câu ca dao tục ngữ nói về thầy cô và vẽ tranh truyền tải thông điệp “Tự giác giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà” trong tiết học thuộc Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân khối 10.

Đại diện các nhóm lên thuyết trình

Trần Thuỳ Trang - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Mon, 25 Dec 2023 01:01:50 +0000
TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐỀN HÙNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VĨNH PHÚC http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2275:tr-i-nghi-m-th-c-t-t-i-khu-di-tich-l-ch-s-qu-c-gia-d-n-hung-c-a-sinh-vien-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2275:tr-i-nghi-m-th-c-t-t-i-khu-di-tich-l-ch-s-qu-c-gia-d-n-hung-c-a-sinh-vien-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc&catid=93&Itemid=492

Thực hiện kế hoạch đào tạo năm học 2023-2024, nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn của sinh viên về lịch sử hình thành, phát triển và lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngày 09/9/2023 Khoa Lý luận chính trị đã tổ chức cho sinh viên các lớp Cao đẳng liên thông đi học tập trải nghiệm thực tế tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng.

Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng, các ngôi đền thờ vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, có độ cao 175 mét so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: đa, thông, thiên tuế, trò v.v..

Các em sinh viên cùng thầy cô chụp ảnh lưu niệm tại Đền Hùng

Tại đây, các bạn sinh viên đã được tham quan và tìm hiểu quá trình hình thành phát triển lịch sử của dân tộc, sự giao thoa giữa nền văn hóa Hùng Vương với nền văn minh Sông Hồng qua các hiện vật, đồ vật được các nhà khảo cổ khai quật có giá trị lịch sử cao tại Bảo tàng Hùng Vương.

Các bạn sinh viên chăm chú lắng nghe giới thiệu tại Bảo tàng Hùng Vương

Sau khi tìm hiểu thực tế tại Bảo tàng, Đoàn tiếp tục hành hương tới các địa điểm khác trong Khu di tích, cụ thể là Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, chùa Thiên Quang, lăng Hùng Vương, đền Giếng. Tại mỗi địa điểm, Đoàn đã tổ chức dâng hương và được giới thiệu chi tiết lịch sử hình thành, ý nghĩa lịch sử của các điểm di tích, giúp cho các bạn sinh viên có thêm vốn kiến thức hiểu biết sâu sắc về lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Đoàn dâng hương tại các di tích

Sau khi làm lễ dâng hương, tham quan khu di tích các bạn sinh viên được tham gia các trò chơi hoạt động ngoại khóa của chuyến đi. Các bạn tham gia rất sôi nổi, hào hứng tăng thêm tình cảm gắn bó đoàn kết khi tham gia học tập dưới mái trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc.

Các bạn sinh viên hào hứng tham gia các trò chơi

Chuyến đi đã để lại trong lòng mỗi sinh viên niềm thích thú, tự hào truyền thống dân tộc. Quan trọng hơn trong bản thân mỗi sinh viên là xác định được trách nhiệm của mình, với vai trò của sinh viên cần làm tốt nhiệm vụ trên mọi lĩnh vực. Kết thúc chuyến đi các em sinh viên sẽ làm bài thu hoạch về những gì mình đã được học và trải nghiệm thêm tại khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng góp phần học tốt môn Giáo dục chính trị và đạt kết quả cao nhất.

Nguyễn Thị Kim Anh - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Thu, 14 Sep 2023 02:28:47 +0000
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH “TUẦN SINH HOẠT CHÍNH TRỊ ĐẦU KHÓA” NĂM HỌC 2023 - 2024 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2264:khoa-ly-lu-n-chinh-tr-th-c-hi-n-k-ho-ch-tu-n-sinh-ho-t-chinh-tr-d-u-khoa-nam-h-c-2023-2024&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2264:khoa-ly-lu-n-chinh-tr-th-c-hi-n-k-ho-ch-tu-n-sinh-ho-t-chinh-tr-d-u-khoa-nam-h-c-2023-2024&catid=93&Itemid=492

Thực hiện Kế hoạch số 82/KH - CĐKTKT ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2023 về tổ chức “Tuần sinh hoạt chính trị đầu khóa” cho khối THPT + TC năm học 2023 -2024. Khoa Lý luận Chính trị được phân công giảng dạy 2 nội dung:

- Thực trạng và giải pháp nhằm giáo dục nâng cao ý thức đạo đức của HSSV trong việc tham gia an toàn giao thông hiện nay;

- Nội dung cơ bản tư duy của Hồ Chí Minh về biển, đảo và vai trò của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ Biển đông hiện nay.

Ngày 23 tháng 8 năm 2023, Thạc sĩ Lường Thị Pó - Trưởng khoa Lý luận Chính trị đã có bài giảng về các nội dung nhằm giúp HSSV có hiểu biết thực trạng vấn đề tham gia giao thông của HSSV. Từ đó có giải pháp để HSSV tham gia giao thông một cách an toàn.

Cô Pó tập trung nhấn mạnh về ý thức tham gia an toàn giao thông cho HSSV.

Thực trạng về vấn đề giao thông Việt Nam

Tương quan về tham gia giao thông giữa Việt Nam và các nước trong khu vực

Ngày 24 tháng 8 năm 2023, với mục đích tuyên truyền kiến thức cơ bản về biển, đảo đem lại cho HSSV có tư duy và hành động tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Qua bài giảng, cô Lường Thị Pó đã truyền tải cho học sinh có những thông tin hữu ích để thêm niềm tin vào Đảng và Nhà nước trong việc giữ vững chủ quyền biển, đảo quốc gia.

Cô Lường Thị Pó giảng về chuyên đề “Tư duy Hồ Chí Minh về biển, đảo và vai trò của thanh niên hiện nay trong bảo vệ biển, đảo”.

Nguyễn Thị Tâm - Khoa LLCT

 

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Wed, 23 Aug 2023 23:49:56 +0000
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ Ý NGHĨA SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2248:l-ch-s-hinh-thanh-va-y-nghia-s-ra-d-i-c-a-t-ch-c-cong-doan-vi-t-nam&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2248:l-ch-s-hinh-thanh-va-y-nghia-s-ra-d-i-c-a-t-ch-c-cong-doan-vi-t-nam&catid=93&Itemid=492

          Tổ chức Công đoàn Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân Việt Nam, là hạt nhân vận động, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, trong công cuộc xây dựng và phát triển đât nước.

     Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của giai cấp Công nhân và Công đoàn Việt Nam

* Lịch sử hình thành

            Cuối năm 1924 đầu năm 1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, người đặt cơ sở lý luận cho Công đoàn Việt Nam đã đề ra tôn chỉ, mục đích hoạt động của Công hội, đào tạo các cán bộ ưu tú trong tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội mà nòng cốt là Cộng sản Đoàn. Người cũng đề ra việc “Vô sản hóa” – tức là đi vào các nhà máy, xí nghiệp đồn điền để tuyên truyền, vận động, giáo dục giai cấp công nhân đi vào tổ chức Công Hội.

Đến cuối năm 1928, đầu năm 1929 nhiều tổ chức công hội đỏ được thành lập tại các xí nghiệp và phát triển, dần dần được thống nhất thành công hội đỏ cấp tỉnh và thành phố như Hà Nội, Hài Phòng, Nam Định…

            Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 phố Hàng Nón – Hà Nội đã tiến hành Đại hội Tổng công hội đỏ Bắc kỳ. Đại hội đã bầu ra BCH TW do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh – UVBCH TW lâm thời của Đông Dương cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội đã thông qua chính cương, điều lệ, quyết định ra tờ báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ làm cơ quan ngôn luận và nghiên cứu lý luận của tổ chức Công hội đỏ.

            Việc thành lập công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi của đường lối công vận của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của giai cấp công nhân Việt Nam.

            Tiếp đó các tổng Công hội đỏ ở Trung kỳ và Nam kỳ được thành lập. Đến năm 1930 Tổng Công hội đỏ đã hoạt động rộng khắp cả nước. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn như: Công hội đỏ(1929-1935), Nghiệp đoàn Ái Hữu(1936-1939), Công nhân phản đế(1939-1941), Công nhân cứu quốc(1941-1945), Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1946-1961), Tổng Công đoàn Việt Nam (1961-1988), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1988 đến nay).

            Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày họp đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, là ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V họp tại thủ đô Hà Nội vào tháng 11 năm 1983 đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929 là ngày thành lập Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

* Ý nghĩa sự ra đời tổ chức Công đoàn Việt Nam

Sự ra đời của Công đoàn cách mạnh Việt Nam có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Khẳng định luận điểm nổi tiếng của Lênin đó là “Giai cấp công nhân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng chỉ phát triển và chỉ có thể phát triển bằng con đường Công đoàn, bằng sự tác động qua lại giữa Công đoàn và Đảng của giai cấp công nhân, chứ không thể bằng con đường nào khác’’.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12 

Đại hội Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2023-2028

Trong những năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; đã vận động, tập hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao động dưới ngọn cờ cách mạng do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo để có những đóng góp to lớn trong thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; tổ chức và vận động công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập văn hóa, kinh tế thế giới, Công đoàn đã chú trọng đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội; tổ chức các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước, với trọng tâm phong trào thi đua “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “xanh - sạch - đẹp, an toàn vệ sinh lao động”, “xây dựng đời sống văn hoá cơ sở”, thu hút và tạo động lực mạnh mẽ khơi dậy tiềm năng trí tuệ của đông đảo đoàn viên, người lao động. Qua đó đã khẳng định được vai trò tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của đất nước.

Trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc 94 năm qua, bằng quá trình hy sinh phấn đấu không mệt mỏi của nhiều thế hệ nối tiếp nhau, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống vô cùng quý báu, đó là bản chất cách mạng, sự thống nhất về chính trị - tư tưởng và hành động, thực sự là sợi dây nối liền giữa Đảng với quần chúng nhân dân, là nòng cốt trong mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh, Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất, có đủ bản lĩnh và năng lực đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp công nhân và người lao động.

Các hoạt động thiện nguyện của Liên đoàn Lao động Việt Nam

Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc trao tiền xây nhà cho công đoàn viên khó khăn

Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ, phối hợp của Chính phủ và Quốc hội cũng như các Ban, Bộ, Ngành, các địa phương, các cấp Công đoàn đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua thách thức, xây dựng giai cấp công nhân và Công đoàn ngày càng vững mạnh, xứng đáng là tổ chức đại diện cho người lao động, là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Hoàng Thị Ngọc Lan - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Mon, 24 Jul 2023 02:44:38 +0000
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐẠT GIẢI CAO TẠI HỘI GIẢNG NHÀ GIÁO GDNN CẤP TRƯỜNG NĂM 2023 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2229:khoa-ly-lu-n-chinh-tr-d-t-gi-i-cao-t-i-h-i-gi-ng-nha-giao-gdnn-c-p-tru-ng-nam-2003&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2229:khoa-ly-lu-n-chinh-tr-d-t-gi-i-cao-t-i-h-i-gi-ng-nha-giao-gdnn-c-p-tru-ng-nam-2003&catid=93&Itemid=492

        Thực hiện kế hoạch số 39/KH-CĐKT của Hiệu trưởng trường Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc về việc tổ chức hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp trường năm 2023. Trong 2 ngày 25 và ngày 26, đã diễn ra Hội giảng với sự tham gia của 14 thí sinh thuộc 07 khoa chuyên môn

 

Nhà Giáo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đạt Phó Hiệu trưởng phụ trách - trưởng Ban chỉ đạo phát biểu khai mạc Hội giảng

            Đây là cơ hội, là dịp sinh hoạt chuyên môn sâu rộng để các thầy cô giáo, giao lưu, trao đổi và học tập về kỹ năng, phương pháp giảng dạy. Các thí sinh đã đem đến hội giảng những bài thi có chất lượng, vận dụng được phương pháp dạy học tích cực.

            Để đạt kết quả cao trong hội giảng, khoa Lý luận Chính trị đã tiến hành họp khoa triển khai công việc. Khoa nhất trí chọn giảng viên Trần Thùy Trang tham gia hội thi. Đây là hoạt động chuyên môn có tính chuyên sâu quan trọng đối với đội ngũ giảng viên, yêu cầu bài dự thi tham gia hội giảng phải đạt được các tiêu trí sau: Kiến thức phải chuẩn, đúng chương trình đào tạo. Bài giảng sử dụng nhiều phương pháp, âm, thanh, hình ảnh sống động để gây hứng thú cho học sinh. Lấy người học làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo của học sinh, sinh viên cũng như tính chủ động trong học tập. Mỗi tình huống xây dựng trong bài phải sát thực tế, thiết thực, là vấn đề đang gây tranh cãi trong dư luận, để gây sự tò mò, hứng thú tìm hiểu của học sinh. Cập nhật những sự kiện mới nhất, nóng hổi nhất mà dư luận, các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài đang lên án liên quan đến bài học nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục học sinh. Kết thúc mỗi nội dung kiến thức phải có liên hệ thực tế. Nội dung bài học làm cho sinh viên thấy đây là phần kiến thức không thể thiếu có ý nghĩa giúp bảo vệ quyền, lợi ích của học sinh, sinh viên trong thực tế cuộc sống.

Cô Trần Thùy Trang trong tiết giảng Pháp luật Lao động

Cô Trần Thùy Trang cho lớp thảo luận

            Với sự chuẩn bị kỹ càng, trong gần 2 tháng khoa đã tiến hành xây dựng, đóng góp bài giảng cho giảng viên Trần Thùy Trang theo đúng những tiêu chí mà khoa đưa ra. Giảng viên Trần Thùy Trang đã tham dự tiết giảng: Hợp Đồng lao động thuộc Bài 4: Pháp luật lao động và đã đạt giải nhì, đây là một giảng viên có tuổi đời trẻ nhất trong hội giảng, chỉ với 3 năm kinh nghiệm nhưng cô rất tự tin, phong thái chững chạc hoàn thành xuất sắc bài giảng của mình.

 

Khoa Lý luận chính trị chúc mừng cô Trần Thùy Trang hoàn thành bài giảng

            Thông qua hội giảng, các thành viên trong khoa cùng giảng viên Trần Thùy Trang đã nỗ lực hết mình, xây dựng hình thức tổ chức các hoạt động một cách sáng tạo, chủ động thiết kế các hoạt động học tập và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học theo hướng đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá học sinh gắn với thực hành trải nghiệm thực tế. Hầu hết các hoạt động đều có sự chuẩn bị chu đáo, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, đảm bảo đầy đủ chính xác, nổi bật trọng tâm, phương pháp linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh. Đó là minh chứng cho sự quyết tâm của khoa trong việc khẳng định chất lượng giảng dạy.

Đào Thị Hương Nga - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Sun, 11 Jun 2023 17:32:22 +0000
MỘT SỐ CÂU NÓI VỀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA HỒ CHÍ MINH http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2221:m-t-s-cau-noi-v-ren-luy-n-d-o-d-c-c-a-h-chi-minh&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2221:m-t-s-cau-noi-v-ren-luy-n-d-o-d-c-c-a-h-chi-minh&catid=93&Itemid=492

Hồ Chí Minh - Người mang trong mình tình yêu nước thương dân sâu sắc, một ý chí nghị lực phi thường. Người đã đồng hóa những nhu cầu cá nhân với mục tiêu của đồng bào dân tộc, với lý tưởng của nhân loại.

Những tháng năm bôn ba nơi xứ người, những tháng ngày cùng Đảng lãnh đạo Cách mạng cứu nước cứu dân, những bài học đắt giá sau mỗi thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ của dân tộc... Tất cả làm nên trang sử hào hùng gắn tên Bác - Hồ Chí Minh. Giá trị những di sản của Người để lại là vô bờ bến. Trong đó, cần kể đến cách rèn luyện đạo đức mà Người đã chắt lọc trong một số câu nói tiêu biểu sau:

1. Đối với mình phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hóa ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.

2. Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả khó nhọc mới lên được đỉnh núi. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

3.Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý.

4. Kiên trì và nhẫn nại

               Không chịu lùi một phân

               Vật chất tuy đau khổ

               Không nao núng tinh thần.

5. Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình.

Người đã trở thành tấm gương sáng trong việc rèn luyện đạo đức nói chung. Và ngày nay, trong thời đại 4.0 với nhiều đổi mới tác động lớn tới giá trị đạo đức con người thì cách rèn luyện mà Người nêu trên lại càng có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta hơn.

Nguyễn Thị Tâm - Khoa LLCT

 

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Tue, 30 May 2023 00:52:14 +0000
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG CỦA KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2023 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2176:cong-tac-chu-n-b-h-i-gi-ng-c-p-tru-ng-c-a-khoa-ly-lu-n-chinh-tr-nam-2023&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2176:cong-tac-chu-n-b-h-i-gi-ng-c-p-tru-ng-c-a-khoa-ly-lu-n-chinh-tr-nam-2023&catid=93&Itemid=492

Thực hiện Công văn số 639/SLĐTBXH-DN ngày 24/3/2023 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về tổ chức Hội giảng cấp cơ sở để chuẩn bị tham dự Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh năm 2023.

Thưc hiện Kế hoạch đào tạo số 39/KH - CĐKTKT ngày 03/4/2023 của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc về tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp trường năm 2023.

Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, khuyến khích, động viên nhà giáo giáo dục nghề nghiệp học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua Hội thi, Khoa Lý luận chính trị có cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho các giảng viên.

Để chuẩn bị cho Hội giảng cấp trường, ngay từ đầu tháng 4 năm 2023, Khoa đã triển khai kế hoạch Hội giảng tới từng thành viên. Cụ thể: Khoa đã tiến hành họp, dự giờ để lựa chọn giáo viên tham gia Hội giảng 2 môn: Pháp luật và Giáo dục Chính trị - Trình độ Cao đẳng.

Cô Lường Thị Pó - Trưởng khoa Lý luận Chính trị đã chủ trì cuộc họp và trao đổi với tất cả các giảng viên trong khoa để lựa chọn 01 Giảng viên có đầy đủ các tiêu chí tham gia Hội thi lần này.

 

ThS. Lường Thị Pó - Trưởng khoa triển khai kế hoạch Hội giảng cấp trường

năm 2023

Thông qua buổi họp, khoa đã chọn cử cô giáo Trần Thùy Trang tham gia Hội giảng môn Pháp luật. Đồng thời cử giáo viên giúp đỡ về giáo án, phương pháp, kiến thức, các kỹ năng và lựa chọn bài giảng.

Sau khi được phân công, cô giáo Trần Thùy trang đã tiến hành chuẩn bị đề cương, giáo án và mọi điều kiện về thiết bị cho bài giảng.

Khoa đã tiến hành dự, nghe giảng lần 1 để rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho cô Trần Thùy Trang. Trong buổi nghe giảng, các thầy, cô trong khoa đã góp ý từng chi tiết nhỏ cho các phần giảng và phân tích lấy ví dụ cụ thể giúp cho bài giảng tốt hơn.

Thông qua buổi dự giảng, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm đã giúp cho cô Trang và các giảng viên trong khoa có nhiều cách giảng hay như: Giảng dạy theo phương pháp đổi mới, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của Sinh viên, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đặc biệt trong tiết giảng cô Trang đã thể hiện sự cố gắng và quyết tâm cao, thể hiện năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, sáng tạo, tự tin trong giảng dạy và sự đam mê đối với nghề nghiệp.

   Với công tác chuẩn bị trên, trong thời gian tới, Khoa Lý luận Chính trị tiếp tục dự giờ, nghe, đóng góp ý kiến cho cô Trần Thùy Trang. Hội thi giúp cô Trang và các thầy, cô trong khoa có thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao chất lượng bài giảng, năng lực giảng dạy của bản thân nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.

Phạm Thị Nga - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Thu, 13 Apr 2023 00:24:30 +0000
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VĨNH PHÚC ĐI TRẢI NGHIỆM NGOẠI KHÓA TẠI BẢO TẢNG TỈNH VĨNH PHÚC http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2156:sinh-vien-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc-di-tr-i-nghi-m-ngo-i-khoa-t-i-b-o-t-ng-t-nh-vinh-phuc&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2156:sinh-vien-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc-di-tr-i-nghi-m-ngo-i-khoa-t-i-b-o-t-ng-t-nh-vinh-phuc&catid=93&Itemid=492

Nhằm thực hiện hoạt động trải nghiệm trong nội dung chương trình học tập học phần Giáo dục chính trị, ngày 14/03/2023 khoa Lý luận Chính trị tổ chức cho sinh viên đi trải nghiệm thực tế tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một trải nghiệm cuối cùng của sinh viên năm thứ nhất.

Thông qua chuyến đi giúp cho các bạn sinh hiểu, biết thêm truyền thống văn hóa, tinh thần đấu tranh anh dũng, xây dựng và bảo vệ quê hương của Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc qua các giai đoạn lịch sử. Tại đây các em vừa được nghe thuyết minh, vừa được xem các hiện vật thật của tổ hợp lịch sử tái hiện lại rất sinh động.

Các em sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc

Hiện nay bảo tàng đang trưng bày trên 10.000 hiện vật giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử các vùng đất, các anh hùng, danh nhân Vĩnh Phúc từ thời kỳ Tiền sơ sử đến nay như: Hai Bà Trưng, Nguyễn Thái Học, Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc - người tiên phong trong hành trình đổi mới. Ngoài trưng bày theo chủ đề, bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc còn có hoạt động trưng bày theo chuyên đề nhằm phục vụ các sự kiện văn hóa của tỉnh như: “Học sinh miền Nam Vĩnh Phú - 50 năm ký ức và nghĩa tình”, “Di sản văn hóa thời Lý - Trần trên đất Vĩnh Phúc”, “Vĩnh Phúc - miền địa linh nhân kiệt”, “Tây Thiên trong lịch sử”, “Hoàng Sa, Trường Sa - những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

Đặc biệt, tại gian mở đầu bảo tàng đã dành một không gian rất trang trọng cho tượng Bác Hồ đứng nói chuyện với nhân dân Vĩnh Phúc sáng ngày 2-3-1963. Trong buổi sáng đó, Bác đã nói một câu được ghi khắc đến ngày nay “…phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có phồn thịnh nhất miền Bắc…”.

Một số hình ảnh trong chuyến thăm quan tại Bảo tàng Vĩnh Phúc:

Các em sinh viên chăm chú lắng nghe giới thiệu 8 lần Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là chuyến thăm năm 1963

Các bài báo, ảnh tư liệu trưng bày tại bảo tàng

Sau chuyến thăm tới bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, các sinh viên cảm thấy rất vui và hứng thú với những hoạt động ngoại khóa do Khoa Lý luận chính trị tổ chức. Chuyến đi này đã giúp các em thêm hiểu và tự hào về truyền thống đất và người Vĩnh Phúc, đó chính là động lực quan trọng giúp các em tiếp tục nỗ lực học tập, rèn luyện để xứng đáng với những giá trị truyền của quê hương, đồng thời nhận thức được vai trò, trách nhiệm lớn lao của bản thân trong việc tiếp tục phát huy truyền thống của cha anh đi trước xây dựng quê hương Vĩnh Phúc như lời Bác Hồ đã từng căn dặn. Kết thúc chuyến đi các em sinh viên sẽ làm bài thu hoạch về những gì mình đã được học và trải nghiệm trong suốt chuyến đi này.

Nguyễn Thị Kim Anh - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Thu, 23 Mar 2023 01:10:50 +0000
HÀNH TRÌNH VỀ VỚI CỘI NGUỒN DÂN TỘC TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐỀN HÙNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VĨNH PHÚC http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2071:hanh-trinh-v-v-i-c-i-ngu-n-dan-t-c-t-i-khu-di-tich-l-ch-s-qu-c-gia-d-n-hung-c-a-sinh-vien-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2071:hanh-trinh-v-v-i-c-i-ngu-n-dan-t-c-t-i-khu-di-tich-l-ch-s-qu-c-gia-d-n-hung-c-a-sinh-vien-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc&catid=93&Itemid=492

Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam và gắn giữa đào tạo lý thuyết với thực hành thực tế, ngày 05/11/2022 và ngày 12/11/2022, Khoa Lý luận chính trị đã tổ chức cho sinh viên đi trải nghiệm đợt tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng. Đây là chương trình ngoại khóa đầy ý nghĩa cho các bạn sinh viên nhà trường khi về học tập, dâng hương tại miền Đất Tổ.

Đền Hùng nằm trong địa phận thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi thờ cúng các vị vua Hùng, những người có công dựng nước và là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng được xem là một trong những di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của quốc gia. Đền được xây dựng trên núi Hùng, nơi vốn là đất kế đô của nhà nước Văn Lang từ 4000 năm trước. Khu di tích có tổng cộng 4 đền, 1 chùa và 1 lăng.

Sinh viên tham gia trải nghiệm ngày 05/11/2022

Sinh viên tham gia trải nghiệm ngày 12/11/2022

Khi nhắc đến Đền Hùng, hẳn trong mỗi chúng ta đều cảm thấy rất tự hào và thiêng liêng, nơi đây lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa cổ của dân tộc Việt Nam với những hiện vật lịch sử thời đại Hùng Vương, những di tích cùng rất nhiều câu chuyện truyền thuyết, cổ tích đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người con Đất Việt. Hoạt động trải nghiệm đầy ý nghĩa này đã giúp các bạn sinh viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật có thêm sự hiểu biết về cội nguồn của dân tộc mình, thêm yêu và tự hào về truyền thống văn hiến hàng nghìn năm của đất nước ta.

Tại đây các bạn sinh viên đã được tham gia buổi học đầy ý nghĩa tại Bảo tàng Hùng vương, được tận mắt tham quan và nghe giảng về ý nghĩa của hơn 4000 di vật văn hoá trong bảo tàng, hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hoá của dân tộc ta.

Các bạn sinh viên nghe hướng dẫn viên giới thiệu tại Bảo tàng Hùng vương

Vượt qua hơn 1200 bậc đá cổ kính đưa các bạn sinh viên lần lượt đến với Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng. Trong không khí trang nghiêm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, trước anh linh các Vua Hùng, đoàn giảng viên, sinh viên Nhà trường đã dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Các em sinh viên dâng hương tại đền Hạ, đền Trung,…

Sau hành trình về với Đền Hùng, các bạn sinh viên cảm thấy rất vui và hứng thú với những hoạt động ngoại khóa mà Khoa Lý luận chính trị tổ chức. Chuyến đi này đã giúp các em thêm hiểu biết, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước đầy hào hùng của các bậc tiền nhân, đó là động lực giúp các em nỗ lực học tập, rèn luyện để xứng đáng với những giá trị truyền thống đó... Kết thúc chuyến đi các em sinh viên sẽ làm bài thu hoạch về những gì mình đã được học và trải nghiệm trong suốt chuyến đi này. Khoa Lý luận chính trị sẽ tiếp tục đưa các em sinh viên còn lại của nhà trường đi trải nghiệm tại đây vào tháng 12 tới.

Trần Thuỳ Trang - Hoàng Thị Ngọc Lan - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Tue, 15 Nov 2022 00:44:48 +0000
CHI BỘ KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI NĂM 2022 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2020:chi-b-khoa-ly-lu-n-chinh-tr-t-ch-c-l-k-t-n-p-d-ng-vien-m-i-nam-2022&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2020:chi-b-khoa-ly-lu-n-chinh-tr-t-ch-c-l-k-t-n-p-d-ng-vien-m-i-nam-2022&catid=93&Itemid=492

Căn cứ vào quyết định số 2610-QĐ/TU của thành ủy Vĩnh Yên, chiều ngày 08/9/2022, Chi bộ khoa Lý luận chính trị, thuộc Đảng bộ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc đã tiến hành tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng Trần Thùy Trang - Giáo viên bộ môn Pháp luật. Lễ kết nạp diễn ra trong không khí trang nghiêm và theo đúng các trình tự, thủ tục được quy định.

Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nói chung và các cá nhân đảng viên nói riêng. Với ý nghĩa đó, được sự giúp đỡ của chi bộ khoa Lý luận chính trị và sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân, đồng chí Trần Thùy Trang đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam chiều ngày 08/9/2022.

Tham dự buổi Lễ kết nạp đảng có đồng chí Lường Thị Pó - Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa LLCT cùng toàn thể các đồng chí Đảng viên thuộc Chi bộ khoa Lý luận chính trị. Tại buổi lễ, đồng chí Lường Thị Pó - Bí thư chi bộ đọc Quyết định kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và giao nhiệm vụ cho đồng chí Trần Thùy Trang. Đồng chí Bí thư chi bộ nhấn mạnh, được đứng trong hàng ngũ của đảng là vinh dự nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề, mong muốn đồng chí đảng viên mới sẽ luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách tích cực học tập nâng cao trình độ, làm tròn trách nhiệm của người đảng viên, góp phần xây dựng chi bộ Khoa Lý luận chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh.

Đồng chí Trần Thùy Trang đọc đơn xin vào đảng

Cũng trong buổi lễ đồng chí Bí thư phân công đồng chí Đặng Phương Diệp và các đảng viên trong Chi bộ tiếp tục giúp đỡ đồng chí đảng viên mới Trần Thùy Trang hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian là đảng viên dự bị.

Đ/c Lường Thị Pó - Bí thư Chi bộ trao quyết định kết nạp đảng cho đảng viên mới

Cuối cùng trong buổi lễ kết nạp đảng viên mới, đồng chí Lường Thị Pó đã có bài phát biểu dặn dò toàn Chi bộ nói chung cùng đồng chí Đảng viên mới nói riêng, cần tích cực phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu và về nhiệm vụ của người đảng viên trong tình hình mới. Toàn chi bộ cần đoàn kết xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Hoàng Thị Ngọc Lan - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Tue, 13 Sep 2022 02:07:07 +0000
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT VĨNH PHÚC ĐẨY MẠNH GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG MỀM http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2019:tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc-d-y-m-nh-gi-ng-d-y-mon-k-nang-m-m&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2019:tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc-d-y-m-nh-gi-ng-d-y-mon-k-nang-m-m&catid=93&Itemid=492

           Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Vĩnh Phúc là trường đào tạo đa ngành. Trường có vai trò đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Trong quá trình hoạt động, chất lượng đào tạo luôn được Nhà trường đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, việc cam kết chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo gồm: Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, chuẩn thái độ luôn là mục tiêu quan trọng xuyên suốt của nhà trường. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh nâng cao chất lượng trình độ tay nghề cho học sinh, sinhviên, Nhà trường còn quan tâm đảm bảo chuẩn về kĩ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Điều này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hiệu suất làm việc và nâng cao chất lượng của cuộc sống cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường.

          Kỹ năng mềm có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Theo nhận định của các chuyên gia: Có thể nói 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kĩ năng mềm. Bằng cấp là quan trọng nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm mới là yếu tố quyết định”, Trên thực tế sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng thường chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc... Thế nhưng, nên biết rằng năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình.

            Kỹ năng mềm giúp học sinh, sinh viên gây ấn tượng và thiện cảm và niềm tin. Các nhóm kỹ năng mềm như: thuyết phục, giao tiếp, trình bày… giúp chúng ta nhanh chóng có được thiện cảm của người đối diện. Trong cuộc sống nếu có kiến thức, có năng lực nhưng không thể biểu thị nó ra bên ngoài thì đó là sự thất bại. Chỉ với 1vài kỹ năng để tạo ra sự khác biệt, sẽ dễ dàng dành lấy sự ưu tiên trong mắt người khác.Tuy nhiên, Kỹ năng mềm không phải là các kỹ thuật nhằm che đậy yếu kém, khuyết điểm hoặc sự giả dối. Kỹ năng mềm chỉ nên dựa trên nền tảng trung thực, nhiệt thành chỉ như vậy mới tạo được sự tin tưởng lâu dài. Kỹ năng mềm chỉ là công cụ thể hiện năng lực chứ không phải thứ để lừa bịp.

            Tạo ra tính kết nối: Trong kỹ năng mềm có vô vàn kỹ thuật lan toả động lực, kết nối mọi người lại với nhau. Các nhóm kỹ năng liên quan trực tiếp đến việc kết nối bao gồm: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức…

            Giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng: Kỹ năng mềm cho phép giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đôi khi có những công việc mà kỹ năng chuyên môn không thể giải quyết được. Nhưng nhờ việc phân tích vấn đề, xử lý tình huống, kết nối mọi người và hàng loạt các kỹ năng liên quan mà vấn đề được sử lý. kỹ năng giải quyết vấn đề trong nhóm kỹ năng mềm thường được biết đến với tên gọi “kỹ năng xử lý tình huống”. Ngoài ra việc có kỹ năng lập kế hoạch, đặt mục tiêu cũng giúp nhanh chóng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

            Gia tăng giá trị: .Việc tạo thiện cảm, khả năng thuyết phục, xử lý tình huống… sẽ giúp gia tăng giá trị bản thân. Đồng thời kỹ năng mềm cũng giúp giá trị của sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp.

            Hiện nay trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Vĩnh Phúc, học phần Kỹ năng mềm được giảng dạy cho học sinh, sinh viên toàn trường, ở tất cả các chuyên ngành. Chương trình đạo tạo chú ý đến một số kỹ năng quan trọng cần thiết cho học sinh, sinh viên trong học tập, cuộc sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm việc làm…Trong quá trình giảng dạy, để nâng cao chất lượng Nhà trường có sự lồng ghép với các giờ thảo luận để học sinh, sinh viên được thực hành các kỹ năng. Học phần Kỹ năng mềm do khoa Lý luận chính trị đảm nhận giảng dạy cho toàn trường. Khoa thường xuyên tiến hành các buổi sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng giờ giảng.

            Khoa Lý luận chính trị sinh hoạt chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy môn Kỹ năng mềm

            Như vậy, Kỹ năng mềm là cần thiết đối với học sinh, sinh viên là chìa khóa dẫn đến thành công. Xây dựng lộ trình rèn luyện và phát triển bản thân qua các năm học. Khi đó ra trường mới tự tin năng lực vào bản thân của mình, đáp ứng được những thay đổi của xã hội.

Đặng Phương Diệp - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Tue, 13 Sep 2022 00:59:11 +0000
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN HOÀN THIỆN NỘI DUNG BÀI 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM THUỘC HỌC PHẦN KỸ NĂNG MỀM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1935:sinh-ho-t-chuyen-mon-hoan-thi-n-n-i-dung-bai-3-k-nang-lam-vi-c-nhom-thu-c-h-c-ph-n-k-nang-m-m-trinh-d-trung-c-p&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1935:sinh-ho-t-chuyen-mon-hoan-thi-n-n-i-dung-bai-3-k-nang-lam-vi-c-nhom-thu-c-h-c-ph-n-k-nang-m-m-trinh-d-trung-c-p&catid=93&Itemid=492

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Kỹ năng mềm, trình độ trung cấp năm học 2021 - 2022, ngày 08 tháng 4 năm 2022 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lường Thị Pó - Trưởng khoa, Khoa Lý luận chính trị đã tiến hành sinh hoạt chuyên môn nhằm hoàn thiện nội dung bài 3: Kỹ năng làm việc nhóm thuộc học phần Kỹ năng mềm trình độ Trung cấp.

 Đ/c Đào Thị Hương Nga trình bày đề xuất thay đổi cấu trúc và nội dung  bài 3

         Từ thực tế trong quá trình giảng dạy Bài 3: Kỹ năng làm việc nhóm, các thầy, cô gặp một số khó khăn và bất cập trong quá trình sử dụng tài liệu giảng dạy. Qua quá trình nghiên cứu đồng chí Hoàng Thị Ngọc Lan và đồng chí Đào Thị Hương Nga đề xuất thay đổi cấu trúc và nội dung Bài 3 cụ thể như sau:

1. Về cấu trúc:

          + 3.3.1. Sắp xếp bất hợp lý giữa các phần cụ thể: khái niệm kỹ năng làm việc nhóm ghép vào phần Tầm quan trọng của làm việc nhóm ;

          + Kỹ năng làm việc nhóm là nội dung cơ bản nhất của bài còn thiếu.

2. Về nội dung

           + 3.3.2. Vai trò của các thành viên: chỉ có vai trò của trưởng nhóm, thiếu vai trò các thành viên

          + 3.3.1. Các giai đoạn của hoạt động nhóm: viết chung chung, không cụ thể, người dạy và người học khó xác định được nội dung chính xác.

Căn cứ vào tình hình giảng dạy và thực tế về khả năng nhận thức của các em học sinh, khối trung cấp. Đồng chí Hoàng Lan và đồng chí Nga. Đưa ra cấu trúc và nội dung mới của “Bài 3: Kỹ năng làm việc nhóm” cụ thể như sau:

* Một số ý kiến đóng góp của các thầy cô tham gia giảng dạy môn Kỹ năng mềm trong buổi sinh hoạt chuyên môn:

- Theo đồng chí Trưởng khoa phần Khái niệm về nhóm trước khi đưa ra, cần có mục Các quan điểm về khái niệm nhóm của các nước và nước ta. Sau đó đưa ra định nghĩa về nhóm, chứ không dừng lại ở khái niệm nhóm .

          - Theo đồng chí Phương Lan ở mục 3.2.2. Lợi ích của làm việc nhóm trong môi trường học tập thay đổi thành 3.2.2. Lợi ích của làm việc nhóm trong học tập; 3.2.3. Lợi ích của làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp sửa thành 3.2.3. Lợi ích của làm việc nhóm trong môi trường lao động.

          - Theo đồng chí Diệp ở mục các giai đoạn làm việc nhóm khi viết chỉnh sửa lại yêu cầu phân tích rõ rang, lấy ví dụ cụ thể để học sinh dễ hiểu, không được viết chung chung, chỉ nêu vấn đề mà không phân tích.

          Trên cơ sở đó. Trưởng khoa yêu cầu xem xét sắp xếp lại nội dung và cấu trúc của “Bài 3: Kỹ năng làm việc nhóm”, yêu cầu khi được chỉnh sửa nội dung phải khúc triết, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, không được sử dụng các phương pháp ẩn dụ, gây nhầm lẫn cho học sinh chánh chung chung, trìu tượng; cấu trúc bài phải khoa học, logic để việc giảng dạy của các thầy cô cũng như việc học tập của học sinh đạt kết quả cao hơn. Cụ thể như sau:

BÀI 3: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

3.1. Một số khái niệm cơ bản

3.1.1. Nhóm và làm việc nhóm

a. Các quan điểm khác nhau

b. Khái niệm

- Nhóm

- Làm việc nhóm

3.1.2. Kỹ năng làm việc nhóm

a. Kỹ năng

b. Kỹ năng làm việc nhóm

3.2. Vai trò và hiệu quả của làm việc nhóm

3.2.1. Tầm quan trọng của làm việc nhóm

3.2.2. Hiệu Quả của làm việc nhóm

a. Lợi ích của làm việc nhóm trong học tập

3.2.3. Lợi ích của làm việc nhóm trong lao động

3.3. Phân loại nhóm và các giai đoạn hoạt động nhóm

3.3.1. Phân loại nhóm

a. Phân loại theo hình thức tổ chức

- Nhóm chính thức

- Nhóm không chính thức

b. Phân loại theo hình thức làm việc

- Nhóm chức năng

- Nhóm liên chức năng

- Nhóm làm việc tự chủ

- Nhóm trực tuyến (nhóm ảo)

3.3.2. Các giai đoạn hoạt động nhóm.

- Giai đoạn bão táp

- Giai đoạn chuẩn hóa

- Giai đoạn thành công

- Giai đoạn hình thành

- Giai đoạn kết thúc

3.3.3. Vai trò của các thành viên trong nhóm

- Trưởng nhóm

- Các thành viên

*Lưu ý: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm

- Các yếu tố tạo nên hiệu quả hoạt động nhóm ( Khách quan, chủ quan)

- Các yếu tố cản trở đến hiệu quả hoạt động nhóm (sự do dự, thỏa mãn, từ chối..)

3.4. Các kỹ năng cần thiết trong làm việc nhóm

a) Kỹ năng đối với các cá nhân

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng đặt câu hỏi(chất vấn, Thảo luận vđ)

- Kỹ năng thuyết phục

- Kỹ năng tôn trọng, trợ giúp, sẻ chia

- Kỹ năng phối hợp

b) Kỹ năng đối với tổ chức nhóm

- Thiết kế nhóm làm việc

- Giải quyết mâu thuẫn, xung đột

- Tổ chức cuộc họp nhóm

- Một số lưu ý khi làm việc nhóm

Qua buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng chí Lường Pó - Trưởng khoa Lý luận chính trị đưa ra kết luận: Đồng ý với các ý kiến đóng góp của giáo viên trong khoa; Phân công đồng chí Hoàng Thị Ngọc Lan phụ trách chỉnh sửa theo yêu cầu thống nhất các nội dung mà khoa đã đưa ra. Các đồng chí cùng dạy môn kỹ năng mềm cùng phối hợp chỉnh sửa để tài liệu Kỹ năng mềm đạt kết quả cao nhất.

Đào Thị Hương Nga - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Tue, 26 Apr 2022 00:58:35 +0000
TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN CĐLT, KHÓA 2021 - 2023 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT VĨNH PHÚC http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1885:tr-i-nghi-m-th-c-t-c-a-sinh-vien-cdlt-khoa-2021-2023-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1885:tr-i-nghi-m-th-c-t-c-a-sinh-vien-cdlt-khoa-2021-2023-tru-ng-cao-d-ng-kinh-t-k-thu-t-vinh-phuc&catid=93&Itemid=492

Thực hiện Quyết định số 10/QĐ-CĐKTKT ngày 10/01/2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc về việc cử đoàn học sinh, sinh viên đi trải nghiệm công việc thực tế tại Công ty TNHH Interflex Vina; Thực hiện chương trình đào tạo nghề dành cho sinh viên hệ Cao đẳng của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc, Trung tâm TS & QHDN đã liên kết với các Công ty TNHH Interflex Vina và Công ty TNHH Solum Vina đưa các sinh viên hệ Cao đẳng liên thông năm thứ nhất khóa 2021 - 2023 đi trải nghiệm thực tế.

Theo Quyết định ngày 10 tháng 01 năm 2022 của BGH Nhà trường, sinh viên các lớp CĐLT TT&MMT K2, CĐLT Điện CN K5A; CĐLT CNKTCK K5; CĐLT ÔTÔ K2 sẽ đi trải nghiệm trong khoảng thời gian từ ngày 10/01/2022 đến 31/03/2022. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế công việc và diễn biến dịch bệnh, hiện tại các sinh viên đang thực hành tại bộ phận sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử thuộc công ty Solum Vina. Để đảm bảo an toàn chung, trước và trong quá trình trải nghiệm, sinh viên được kiểm tra, sàng lọc ca nhiễm Covid 19. Đồng thời, sinh viên thường xuyên được đội ngũ nhân sự, kỹ thuật của công ty hướng dẫn cụ thể việc thực hành các phương pháp để đảm bảo sức khỏe, rèn luyện kỹ năng làm việc và kỹ năng sống.

   

Sinh viên thực hiện test covid19 trước khi đi trải nghiệm

Qua thời gian đầu học tập và làm quen, hiện tại hầu hết các sinh viên đều đã bắt nhịp được với công việc thực tế. Ngoài việc tạo ra các sản phẩm đạt yêu cầu, sinh viên cũng đã thực hiện tốt các nội quy, quy định của doanh nghiệp. Và bước đầu đã có những phản hồi tốt của công ty với Nhà trường.

Một vài hình ảnh thực tế của sinh viên tại công ty TTHH Solum Vina

Đây là một đợt trải nghiệm thực tế không quá dài. Song đợt trải nghiệm này có thể được coi là bước đi đầu tiên chuyển giao giữa bài học lý thuyết trên ghế nhà trường đến với thực tế cuộc sống của mỗi sinh viên. Từ đó, các em làm quen với nhịp sống, vận dụng kiến thức học được đưa vào thực tế, khẳng định giá trị bản thân trong từng bước đi. Đó cũng chính là mục tiêu đào tạo chung hướng tới nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn lành nghề của Trường Cao đẳng KT KT Vĩnh Phúc.

Nguyễn Thị Tâm - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Sun, 27 Feb 2022 23:59:50 +0000
BỐN LOẠI GIẤY TỜ, THỦ TỤC QUAN TRỌNG NGƯỜI DÂN BẮT BUỘC PHẢI LÀM VÀ NÊN LÀM TRƯỚC 31/12/2021 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1847:b-n-lo-i-gi-y-t-th-t-c-quan-tr-ng-ngu-i-dan-b-t-bu-c-ph-i-lam-va-nen-lam-tru-c-31-12-2021&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1847:b-n-lo-i-gi-y-t-th-t-c-quan-tr-ng-ngu-i-dan-b-t-bu-c-ph-i-lam-va-nen-lam-tru-c-31-12-2021&catid=93&Itemid=492

Cuối năm là thời điểm bận rộn để hoàn thành kế hoạch. Và người dân cần và nên đi làm một số loại giấy tờ, thủ tục quan trọng sau đây trước thời điểm ngày 31/12/2021.

1. Giấy tờ, thủ tục bắt buộc phải làm trước 31/12/2021 (hạn chót)

1.1 Đăng ký xe đã qua nhiều đời chủ, thiếu giấy tờ

Đây có thể là nội dung mà ít người biết đến nhưng lại đặc biệt quan trọng. Theo đó, Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định: Xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021.

Như vậy, sau ngày 31/12/2021 xe đã qua nhiều đời chủ mà không có (thiếu) giấy tờ mua bán sẽ không được đăng ký, sang tên.

Mốc thời gian 31/12/2021 là hạn chót để người dân lưu ý đi làm thủ tục này.

Hồ sơ thủ tục Giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người bao gồm:

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân để xuất trình

+ Nộp Giấy khai đăng ký xe

+ Nộp chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định

+ Nộp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (trong trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).

- Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký xe nơi cư trú.

- Thời hạn giải quyết: Sau 30 ngày, nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ phải đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.

1.2. Làm thủ tục đổi biển vàng cho xe kinh doanh vận tải

Theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 của Bộ Công an thì:

 Xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày 01/8/2020 phải thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31-12-2021.

Trong đó, xe hoạt động kinh doanh vận tải bao gồm:

Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định;

- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

Từ ngày 31-12-2021, xe hoạt động kinh doanh vận tải không thực hiện đổi biển số màu vàng sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể, cá nhân bị phạt từ 2-4 triệu đồng; tổ chức, doanh nghiệp bị phạt từ 4-8 triệu đồng.

Từ quy định trên cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải chưa đổi biển vàng cần nhanh chóng thực hiện thủ tục để tránh bị phạt tại các cơ quan:

- Phòng Cảnh sát giao thông.

- Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt.

- Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Giấy tờ thủ tục nên làm trước 31/12/2021

2.1. Căn cước công dân gắn chip

Thực tế không có quy định nào bắt buộc người dân phải làm CCCD gắn chip trước tháng 12/2021 tuy nhiên nhiều địa phương vẫn khuyến khích, vận động người dân làm CCCD gắn chip trước mốc thời gian này bởi lẽ ngày 31/12/2021 là hạn cuối người dân được giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân theo Thông tư 47/2021/TT-BTC.

Làm CCCD gắn chip sau 31/12/2021 lệ phí cấp căn cước sẽ trở về như cũ theo quy định tại Thông tư 59/2019/TT-BTC cụ thể:

Lệ phí chuyển đổi từ CMND 9 số, 12 số sang CCCD gắn chip: 30.000đ/ thẻ.

Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/ thẻ

Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/ thẻ.

Ngoài ra, hiện tại cuối năm nhiều địa phương cũng tái khởi động lại hoạt động cấp CCCD gắn chip nên đây là thời điểm thích hợp để người dân sắp xếp thời gian đi làm căn cước mà không còn cảnh chen lấn, xếp hàng lâu hay phải thức xuyên đêm để đợi cấp căn cước. Một điều quan trọng nữa là thời gian trả thẻ CCCD cũng sẽ nhanh hơn trước kia vì không bị gián đoạn bởi dịch bệnh nữa. Có thẻ CCCD gắn chip sớm người dân sẽ được tích hợp thông tin giúp nâng cao bảo mật thông tin cá nhân hơn.

2.2. Thẻ ATM gắn chip

Mới đây báo chí đăng tải thẻ từ ATM sẽ bị “khai tử” sau 31/12/2021 chắc hẳn khiến nhiều người hoang mang nhưng ngày 30/11/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Công văn 8458/NHNN-TT trong đó nhấn mạnh: Thẻ từ ATM vẫn tiếp tục được sử dụng sau ngày 31/12/2021.

Vậy có nghĩa là thẻ ATM sử dụng công nghệ từ mẫu cũ sau ngày 31/12 vẫn sẽ được hỗ trợ tại các điểm giao dịch nhưng người dân cũng nên cân nhắc đổi sang thẻ ATM gắn chip trước thời điểm 31/12/2021 vì loại thẻ này có lợi cho người sử dụng, giúp nâng cao mức độ bảo mật hơn thẻ từ, tốc độ giao dịch từ việc rút tiền hay thanh toán đều rất nhanh lại an toàn và đảm bảo được quyền lợi tối ưu của người dùng.

Hiện nay các ngân hàng cũng đã thông báo đến người dùng về quy trình cũng như cách thức đổi sang thẻ ATM gắn chip. Thủ tục đổi thẻ có thể thực hiện online tùy vào quy định của mỗi ngân hàng nên người dân hãy cân nhắc đổi sang thẻ ATM gắn chip để có lợi hơn khi sử dụng.

Trần Thùy Trang - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Thu, 09 Dec 2021 02:19:19 +0000
ĐIỂM MỚI VỀ CHẾ ĐỘ HƯỞNG TUẤT 1 LẦN CỦA THÔNG TƯ SỐ 06/2021/TT-BLĐTBXH NGÀY 7 THÁNG 7 NĂM 2021 CỦA BLĐTBXH http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1844:di-m-m-i-v-ch-d-hu-ng-tu-t-1-l-n-c-a-thong-tu-s-06-2021-tt-bldtbxh-ngay-7-thang-7-nam-2021-c-a-bldtbxh&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1844:di-m-m-i-v-ch-d-hu-ng-tu-t-1-l-n-c-a-thong-tu-s-06-2021-tt-bldtbxh-ngay-7-thang-7-nam-2021-c-a-bldtbxh&catid=93&Itemid=492

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động;

Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó có bổ sung thêm điều 27a sau điều 27 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015. Quy định như sau:

          Điều 27a. Lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần

          1. Khi xác định tuổi của con để làm căn cứ giải quyết chế độ tử tuất trong trường hợp thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì con dưới 6 tuổi được tính đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 6 tuổi.

          2. Các trường hợp đã được giải quyết trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng theo đúng quy định của pháp luật thì không được trả lại trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng đã nhận để giải quyết hưởng lại trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.”

- Theo điều 69 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:

          Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế”.

          Theo Khoản 3 điều 69 Bộ Luật lao động năm 2014 có quy định trường hợp mà nhân thân người chết được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, mà không muốn hưởng tuất hàng tháng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất 1 lần thì phía BHXH sẽ giải quyết theo nguyện vọng của người được hưởng, trừ trường hợp nếu có con dưới 06 tuổi , con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì không được nhận tuất 1 lần mà bắt buộc phải nhận tuất hàng tháng. Việc xác định suy giảm khả năng lao động 81 % rất là rõ ràng không gây tranh cãi trong quá trình thực hiện, nhưng việc xác định con dưới 06 tuổi lại gây tranh cãi. Mốc dưới 06 tuổi ở đây có trường hợp cho rằng là từ 05 tuổi trở xuống, có trường hợp cho rằng từ 06 tuổi trở xuống, có trưởng hợp cho rằng tính đủ 06 tuổi đổ xuống. Chính vì vậy việc thực thi rất khó thực hiện, gây nhiều tranh cãi, ở Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH lại không hướng dẫn về điểm này, chính vì vậy thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 7 tháng 7 năm 2021 đã bổ sung thêm điều 27a, như trên, việc bổ sung đó đã quy định rất rõ ràng về quy định trường hợp con dưới 06 tuổi.

          Theo khoản 1 điều 27a của Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy đinh: “Con dưới 06 tuổi được tính đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 06 tuổi”.

          Ví dụ cháu Thanh, sinh tháng 3 năm 2000, đến tháng 3 năm 2006 cháu đủ 6 tuổi, vậy tháng liền kề được tính ở đây là tháng 4 năm 2006. Nếu gia đình cháu Thanh giải quyết chế độ tuất từ tháng 4 năm 2006 được hưởng trợ cấp tuất 1 lần theo nguyện vọng gia đình. Nếu việc giải quyết chế độ tuất từ tháng 3 quay trở lại sẽ chỉ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Đào Thị Hương Nga - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Sun, 28 Nov 2021 19:55:19 +0000
LỄ KHAI MẠC HỘI GIẢNG NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2021 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1728:l-khai-m-c-h-i-gi-ng-nha-giao-giao-d-c-ngh-nghi-p-t-nh-vinh-phuc-nam-2021&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1728:l-khai-m-c-h-i-gi-ng-nha-giao-giao-d-c-ngh-nghi-p-t-nh-vinh-phuc-nam-2021&catid=93&Itemid=492

Căn cứ vào Kế hoạch số 03/KH-SLĐTBXH về việc tổ chức Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021, sáng 12/04, tại trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã khai mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh năm 2021.

 

Đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận cờ lưu niệm nhân dịp Hội giảng nhà giáo GDNN tỉnh Vĩnh Phúc 2021

Tham dự hội giảng năm nay có 77 nhà giáo đến từ 16 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hội giảng được tổ chức nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; khuyến khích động viên giáo viên các cơ sở giáo dục nghề ngiệp học tập rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác giảng dạy qua đây phát hiện các phương pháp dạy học, thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả để phổ biến, áp dụng rộng rãi trong trường học.

Đồng chí Nguyễn Việt Phương Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại lễ khai mạc

Nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thuỷ, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ khí Nông Nghiệp 1 đại diện đơn vị tổ chức tổ chức Hội giảng lên phát biểu

Hội giảng diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 12-16/04, nội dung các bài giảng dự thi ở 9 nhóm nghề: Kỹ thuật Điện, Điện tử; Điện, Điện công nghiệp; Máy tính và Công nghệ thông tin; Kỹ thuật Cơ khí; Công nghệ ô tô; Giao thông vận tải và Xây dựng; nhóm nghề Tổng hợp; Kinh tế và Kế toán và nhóm nghề các môn Chung, Văn hóa.

       Đồng chí Kim Thị Thu Hà đại diện các thí sinh dự thi phát biểu lời hứa trước Hội giảng

Lễ khai mạc đã được tổ chức thành công tốt đẹp.

Lường Thị Pó - Khoa Lý luận chính trị

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Tue, 13 Apr 2021 01:10:29 +0000
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1620:m-t-s-di-m-m-i-c-a-lu-t-doanh-nghi-p-nam-2020&catid=93&Itemid=492 http://www.vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1620:m-t-s-di-m-m-i-c-a-lu-t-doanh-nghi-p-nam-2020&catid=93&Itemid=492

            Luật doanh nghiệp năm 2014 được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 đã góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư

            Bên cạnh những điểm “đột phá” tạo môi trường pháp lí thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp gia nhập, hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lí, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động thì Luật doanh nghiệp năm 2014 vẫn tồn tại một số bất cập. Để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật doanh nghiệp 2014. Ngày 17 tháng 6 năm 2020, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực kể từ ngày mùng 1 tháng 01 năm 2021. Các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 được coi là có nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong giai đoạn gia nhập thị trường nói riêng và trong quá trình đầu tư, kinh doanh nói chung.

            Những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 so với Luật doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:

            Một là: Thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp

            So với Luật Doanh nghiệp 2014 (đang có hiệu lực) thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm nhiều đối tượng không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp, gồm:

                Công nhân, công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);

            Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

            Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

            Hai là: Bỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng

             Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:

            Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

            Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

            Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

            Như vậy, so với quy định về con dấu tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.

            Ba là: Quy định về hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp từ 01/01/2021

            Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.

            Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng, theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác;

            (Luật doanh nghiệp 2014 quy định "Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác").

            Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó;

            (Luật doanh nghiệp 2014 quy định "Trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thành lập thì người ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó").

            Bốn là: Từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp chịu trách nhiệm:

            Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có thay đổi theo quy định.

            Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi có thay đổi theo quy định.

            Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp khi có thay đổi theo quy định.

            (Luật doanh nghiệp 2014 quy định trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp khi có thay đổi là của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).

            Năm là: Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký từ ngày 01/01/2021, gồm:

            Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

            Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

            Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

            Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

            Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu "&" hoặc "và", ".", ",", "+", "-", "_" (hiện hành chỉ quy định các ký hiệu "&", ".", "+", "-", "_");

            Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước hoặc từ "mới" được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

            Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ "miền Bắc", "miền Nam", "miền Trung", "miền Tây", "miền Đông" (hiện hành quy định các từ "miền Bắc", "miền Nam", "miền Trung", "miền Tây", "miền Đông" hoặc từ có ý nghĩa tương tự);

            Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

            Sáu là: Quy định về định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp từ 01/01/2021

            Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

            Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

            Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận;

            (Luật doanh nghiệp 2014 quy định "Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận").

            Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

           

            Bảy là: Nội dung chủ yếu trong điều lệ công ty, gồm:

            Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có).

            Ngành, nghề kinh doanh.

            Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.

            Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

            (Luật doanh nghiệp 2014 ngoài yêu cầu về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, còn yêu cầu thêm các đặc điểm cơ bản khác).

            Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

            Cơ cấu tổ chức quản lý.

            Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;

            (Luật doanh nghiệp 2014 chỉ yêu cầu thông tin về người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần).

            Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

            Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;

            Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần.

            Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh.

            Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty.

            Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

            Tám là: Thời hạn góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

            Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

            Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định (Luật doanh nghiệp 2014 là 60 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp).

            Chín là: Từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) được trực tiếp chuyển đổi thành công ty cổ phần khi có nhu cầu nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

            Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện sau đây:

            Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

            Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

            Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

            Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

            Chủ DNTN cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

            Chủ DNTN có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

            Chủ DNTN cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của DNTN.

             Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, DNTN muốn chuyển đổi sang công ty cổ phần thì không được chuyển đổi trực tiếp, mà bắt buộc phải thực hiện chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn trước, sau đó mới thực hiện chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 của Luật Doanh nghiệp 2014.

Đào Thị Hương Nga - Khoa LLCT

]]>
phuonglan108.vtec@gmail.com (Quản trị viên) Khoa Lý luận chính trị Mon, 28 Sep 2020 18:39:43 +0000